RAM Dual Channel là gì? Cách cắm RAM để chạy Dual Channel trên máy tính

RAM Dual Channel là gì? Cách cắm RAM để chạy Dual Channel trên máy tính

RAM Dual Channel rất quan trọng đối với máy tính giúp truyền tải dữ liệu giữa RAM và CPU nhanh chóng hơn. Cùng Bigomart tìm hiểu RAM Dual Channel là gì và hướng dẫn cách cắm RAM để chạy Dual Channel trên máy tính nhé!

1. Tìm hiểu về RAM Dual Channel

RAM Dual Channel là gì?

Đối với những dòng máy tính cũ, các nhà sản xuất thường sử dụng công nghệ RAM Single Channel để truyền tải dữ liệu giữa RAM và CPU của máy tính. RAM Single Channel chỉ sử dụng 1 kênh để truyền tải dữ liệu nên tốc độ khá chậm.

Hiện nay, các nhà sản xuất và phát triển công nghệ trên bo mạch chủ như RAM Dual Channel. Công nghệ này giúp cho việc truyền tải dữ liệu giữa RAM và CPU tăng lên gấp đôi so với dòng RAM Single Channel.

Công nghệ RAM hoạt động với dung lượng ngày càng lớn giúp cho máy tính của bạn hoạt động càng mượt mà, khỏe hơn. Đặc biệt, máy tính có thể xử lý được nhiều tác vụ khác nhau mà không cần phải lo lắng máy tính bị đơ, lag.

Tìm hiểu về RAM Dual Channel dùng để truyền dữ liệu từ CPU tới RAM

RAM Dual Channel dùng để truyền dữ liệu từ CPU tới RAM

Điều kiện để RAM chạy Dual Channel

Để máy tính có thể chạy Dual Channel, bạn cần phải cung cấp đầy đủ một số điều kiện như sau:

  • Thiết bị phải có ít nhất 2 thanh RAM và tối đa đến 4 thanh RAM.
  • Các thanh của RAM phải có dung lượng giống nhau, nếu bạn có 1 thanh dung lượng 4GB thì phải mua thêm các thanh RAM cũng có dung lượng 4GB.
  • Các thanh RAM phải cùng loại với nhau. Hiện nay có 4 loại chính đó là: DDRDDR2DDR3 và DDR4.
  • Sử dụng RAM cùng loại, cùng bus. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng 2 thanh RAM cùng loại khác bus nhưng khi lắp đặt vào bo mạch chủ thì RAM sẽ tự động giảm bus xuống bằng với bus của RAM thấp nhất. Chẳng hạn, thanh RAM cùng loại DDR3 nhưng có bus là 1333MHz và 1600MHz thì khi cắm bus sẽ chỉ còn 1333MHz. Như vậy sẽ gây lãng phí bus cao của thanh RAM 1600MHz.

Điều kiện để RAM chạy Dual Channel

Điều kiện để RAM chạy Dual Channel là thiết bị phải có ít nhất 2 thanh RAM và tối đa đến 4 thanh RAM

2. Lắp RAM Dual Channel

Trường hợp 1: Main có 2 khe cắm RAM và bạn có 2 thanh RAM

Đây là bo mạch chủ đơn giản nhất, mỗi khe cắm của RAM là một kênh RAM độc lập cho nên khi bạn cắm 2 thanh RAM vào thì sẽ trở thành Dual Channel.

Main có 2 khe cắm RAM và bạn có 2 thanh RAM

Main có 2 khe cắm RAM và bạn có 2 thanh RAM

Trường hợp 2: Main có 4 khe RAM và bạn có 4 thanh RAM

Bo mạch chủ có 4 khe RAM là một trường hợp khá đơn giản, bạn chỉ cần cắm hết vào 4 khe. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý là 4 thanh RAM phải cùng loại và cùng bus.

Main có 4 khe RAM và bạn có 4 thanh RAM

Main có 4 khe RAM và bạn có 4 thanh RAM

Trường hợp 3: Main có 4 khe RAM nhưng bạn có 2 thanh RAM

Main có 4 khe RAM nhưng bạn chỉ có 2 thanh RAM là một trường hợp khó nhất và người dùng thường hay gặp nhất. Một số bo mạch chủ được nhà sản xuất làm 4 khe cắm RAM với 2 màu xen kẽ. Chẳng hạn như: Trắng - Đen - Trắng - Đen. Bạn chỉ cần cắm 2 khe RAM vào 2 khe trắng hoặc 2 khe đen là được. 

Main có 4 khe RAM nhưng bạn có 2 thanh RAM

Main có 4 khe RAM nhưng bạn có 2 thanh RAM

3. Cách kiểm tra xem máy đã nhận Dual Channel

Cách 1: Vào Bios để kiểm tra

Máy tính sẽ được kích hoạt Dual Channel khi có cụm từ at Dual Channel như trên màn hình.

Máy tính sẽ được kích hoạt Dual Channel khi có cụm từ at Dual Channel như trên màn hình

Cách 2: Tải và sử dụng phần mềm CPU - Z

Tải và sử dụng phần mềm CPU - Z

Tải và sử dụng phần mềm CPU - Z để kiểm tra máy đã nhận Dual Channel

Vậy là Bigomart đã chia sẻ tới bạn RAM Dual Channel là gì? Hướng dẫn cách cắm RAM để chạy Dual Channel trên máy tính. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, đừng ngại để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh chóng nhé!